HƯỚNG DẪN XỬ TRÍ ĐAU LƯNG SAU SINH

Đau thắt lưng là một triệu chứng rất thường gặp, có thể gặp ở mọi đối tượng và nó là một vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn. Ở phụ nữ sau sinh ngoài việc sau một thời gian biến đổi giải phẫu do mang thai, người mẹ còn bị sai tư thế trong quá trình chăm con vì vậy Đau thắt lưng ở mẹ sau sinh lưu tâm và cần xử lý sớm. Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi chỉ đề cập đến Đau lưng thông thường (chiếm tới 90% các trường hợp đau lưng – theo tổ chức Y tế thế giới) ở phụ nữ sau sinh.

Triệu chứng Đau thắt lưng ở mẹ sau sinh do sai tư thế

  • Đau tại vùng thắt lưng, không lan đến các vùng khác
  • Đau  thường tăng khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi
  • Ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt: đi, ngồi, nằm,…

Ngồi bế con liên tục hoặc tư thế không đúng kéo dài

 là một trong những nguyên nhân chính khiến mẹ bị đau lưng

Nguyên nhân: khi mới sinh con mẹ phải bế con, cho con bú, làm các công việc liên quan đến việc chăm em bé, thiếu thời gian nằm nghỉ nămg không đúng cách một số mẹ nằm nghiêng cho con bú không đúng tư thế, cơ cột sống thắt lưng bị co cứng sai tư thế kéo dài dẫn đến đau lưng.

Xử trí đau lưng cho mẹ sau sinh tại nhà

  • Nghỉ ngơi: giảm thiểu thời gian bế con, trừ những chăm con trực tiếp như lúc cho con bú, thay tã,…. Bố bé hoặc người thân hỗ trợ chăm bé, ngoài ra mẹ có thể cho con nằm để dành thời gian cho mình.
  • Chườm nóng: bằng túi chườm hoặc chai nước nóng

Hướng dẫn chườm Ngải cứu: Ngải mua về nhặt lấy lá bánh tẻ (không non, không già, bỏ thân) rửa sạch.

  • Cách 1( sao thông thường): sao lá Ngải với ít muối đủ nóng cho vào gói vải chườm lên vùng đau, nguội có thể lấy ra sao dùng lại 2-3 lần.
  • Cách 2 (dùng lò vi sóng): rửa Ngải với nước muối, gói vải  quay trong lò vi sóng mức nhiệt cao nhất trong 3-5 phút, rồi lấy ra chườm vào vị trí đau
  • Dùng đai cột sống thắt lưng khi đứng lâu, đi lại nhiều,ngồi nhiều. Nằm nghỉ và sau ăn thì không đeo đai cột sống lưng.

Nếu khi thực hiện các biện pháp theo đúng hướng dẫn mà triệu chứng đau không cải thiện mẹ cần đi khám tại Bệnh viện để được chẩn đoán và dùng thuốc đúng chỉ định, vì bất cứ thuốc nào dùng cũng có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ.

You might be interested in …

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *