NGUỒN TÀI NGUYÊN THUỐC QUÝ TRÊN NÚI BA VÌ

Kho tàng thuốc quý của cộng đồng người Dao đã được nhà nước công nhận là làng nghề Thuốc Nam. Đặc điểm của của thuốc gia truyền là được lưu truyền qua nhiều thế hệ đặc biệt là những người Phụ nữ trong cộng đồng người Dao. Tuy nhiên, hiện nay được sự quan tâm của nhà nước phát triển nguồn tài nguyên thuốc quý của người Dao quần chẹt Ba vì ngày càng được biết đến rộng rãi.

Các cây thuốc bài thuốc mà người Dao dùng để điều trị nhiều bệnh 

Người Dao ở Ba Vì  thuộc nhóm Dao Quần Chẹt, di cư từ Vĩnh Phúc, Hoà Bình, Phú Thọ đến núi Ba Vì để tìm kế mưu sinh bởi nơi đây có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú. Đến Ba Vì, họ cư trú trên sườn núi Ba Vì và sống chủ yếu bằng đốt rừng làm nương. Sau cuộc vận động hạ sơn năm 1968, đặc biệt từ khi Nhà nước có quyết định thành lập Khu bảo tồn vườn Quốc gia Ba Vì năm 1990 thì toàn bộ người Dao đang sống rải rác trên núi đều được chuyển xuống định cư quanh chân núi Ba Vì. Người Dao được nhà nước giao đất để trồng trọt, họ đã thay đổi phương thức sản xuất chuyển từ phá rừng làm rẫy sang trồng và bảo vệ rừng, biết tận dụng nghề thuốc nam để phát triển kinh tế. Cho đến nay, cuộc sống của người Dao ở Ba Vì đã phát triển hơn trước, tỉ lệ hộ nghèo giảm. Thu nhập bình quân đạt: 52 triệu/ người/ năm.

 Được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo các cấp trong những năm qua tình hình kinh tế- xã hội của xã ngày càng phát triển, đời sống của người dân được nâng lên rõ rệt. Cơ sở vật chất: Điện, đường, trường, trạm về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu của nhân dân trên địa bàn.  

Bà Triệu Thị Lập đang giới thiệu về các cây thuốc Nam

Có thể nói chính sự phong phú đa dạng của môi trường địa lý khí hậu đã tạo nên sự đa dạng cho văn hóa của Người Dao xã Ba Vì,  điều kiện khí hậu của Ba Vì không chỉ tốt cho sự sinh tồn của con người mà nó còn là nguyên nhân tạo nên sự đa dạng về cảnh quan nơi đây, đã dẫn đến sự đa dạng về phong tục tập quán, lối sống. Những điều kiện địa lý, kinh tế, xã hội là cơ sở để nhân dân bảo tồn và phát huy tốt  những nét bản sắc riêng của đồng bào Dao: lễ cấp sắc, tết nhảy, lễ cầu mùa, múa chuông, múa rùa…

Người Dao chủ yếu sống ở các vùng núi cao, với điều kiện y tế thiếu thốn họ đã có kinh nghiệm trong việc sử dụng các cây thuốc quý và đã được các thế hệ con cháu kế tục và phát triển nguồn thuốc quý thông qua việc nhân giống trồng trọt và ưu tiên sử dụng trong đời sống hàng ngày.

You might be interested in …

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *